Khí hậu Bình Thuận có đặc điểm gì? Mùa mưa và mùa khô ở Bình thuận như thế nào?

Bình Thuận là vùng đất đầy nắng và gió, nơi nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp và cảnh quan đa dạng. Vậy vùng đất này có khí hậu như thế nào mà thiên nhiên đa dạng như vậy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu về Khí hậu Bình Thuận có đặc điểm gì? Mùa mưa và mùa khô ở Bình thuận như thế nào? trong bài viết dưới đây nhé. 

Khí hậu Bình Thuận có đặc điểm gì? Mùa mưa và mùa khô ở Bình thuận như thế nào?
Khí hậu Bình Thuận có đặc điểm gì? Mùa mưa và mùa khô ở Bình thuận như thế nào?

Vị trí địa lý ảnh hưởng đặc điểm khí hậu Bình Thuận

Bình Thuận là tỉnh ven biển nằm ở phía cực nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, thủ phủ của tỉnh là thành phố Phan Thiết. Tỉnh Bình Thuận là nơi có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang hướng Tây của phần còn lại trên bản đồ hình chữ S Việt Nam, có tọa độ địa lý của tỉnh từ 10o33’42” đến 11o33’18” vĩ độ Bắc và từ 107o23’41” đến 108o52’18” kinh độ Đông. 

Có vị trí tiếp giáp như sau: 

  • Ở phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng.
  • Ở phía đông và phía nam giáp Biển Đông.
  • Ở phía tây giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 166 km về phía đông theo đường cao tốc và 188 km theo Quốc lộ 1, cách thành phố Nha Trang 241 km về phía tây nam và  thủ đô Hà Nội cách 1.538 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1. Bình Thuận có bờ biển dài 192km, kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná của tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc  địa phận của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tỉnh Bình Thuận có diện tích 7.943,93 km2 (theo Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2019). Tỉnh Bình Thuận bao gồm 01 thành phố Phan Thiết, 01 thị xã La Gi và 08 huyện. 

Vị trí địa lý ảnh hưởng đặc điểm khí hậu Bình Thuận
Vị trí địa lý ảnh hưởng đặc điểm khí hậu Bình Thuận

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến khí hậu Bình Thuận

Địa hình

Địa hình tỉnh Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng chính

  • Vùng núi trung bình (>500m): Chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc, có độ dốc cao, địa hình phức tạp, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn.
  • Vùng đồi núi thấp (độ cao trung bình 200m đến 500m): Chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất lâm nghiệp và rừng.
  • Vùng đồi, đụn cát ven biển (độ cao 100m đến 200m): Gồm những đồi cát ven biển, từ Tuy Phong tới Hàm Tân hình dạng gò đồi lượn sóng, chiếm 18,22% diện tích tự nhiên.
  • Vùng đồng bằng phù sa (độ cao từ 5m đến 100 m): Chiếm 9,43% diện tích, bao gồm các đồng bằng như Tuy Phong (Lòng Sông), Phan Rí, Sông Mao (Sông Lũy), Phan Thiết (Sông Quao, Cà Ty), Đức Linh và Tánh Linh (sông La Ngà).

Hệ thống sông ngòi

Đặc điểm sông ngòi ở Bình Thuận đều ngắn, lượng nước thất thường không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh còn mùa nắng thì làm sông bị khô hạn. 

Bình Thuận có sáu con sông lớn: sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Cái, sông Cà Ty, sông La Ngà và sông Phan.

  • Sông Lòng Sông bắt nguồn từ dãy núi ở ranh giới giữa Ninh Thuận và Bình Thuận, chảy theo hướng Bắc – Nam qua hai quận Tuy Phong và Phan Lý Chàm, dài khoảng 40 cây số từ nguồn đến cửa biển.
  • Sông Lũy bắt nguồn từ cao nguyên Tuyên Đức, chảy từ nguồn đến ranh giới quận Hòa Đa theo hướng Bắc – Nam, dài 40 cây số. Sau đó, sông rẽ ra đến biển, chảy theo hướng Tây – Đông, dài hơn 20 cây số, lòng sông hẹp, quanh co, thường gây lụt vào mùa mưa.
  • Sông Cái bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng và chảy qua địa phận Thiện Giáo, hướng Bắc – Nam, dài khoảng 40 cây số.
  • Sông Cà Ty bắt nguồn từ cao nguyên ở phía Tây, chảy về hướng Đông – Nam, dài 27 cây số.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Tỉnh có đa dạng các loại đất từ đất cát ven biển đến đất phù sa, đất đồng bằng và đất núi. Đất đai này đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương.

Tài nguyên rừng: Tỉnh có diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là ở các khu vực núi trung bình và đồi núi thấp, mang lại nguồn lợi lớn cho ngành lâm nghiệp và bảo tồn sinh thái.

Tài nguyên biển: Với bờ biển dài, Bình Thuận có tiềm năng phát triển du lịch biển, thu hút du khách bởi cảnh đẹp và các hoạt động giải trí thủy sản.

Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Nước khoáng thiên niên bicarbonat, cát thủy tinh, đá granít, sét bentonit, zircon, dầu khí, tất cả đóng góp vào phát triển nền kinh tế.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến khí hậu Bình Thuận
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến khí hậu Bình Thuận

Đặc điểm khí hậu Bình Thuận

Khí hậu Bình Thuận nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với đặc điểm khí hậu nhiều nắng và gió, đặc biệt không có mùa đôngkhô hạn nhất cả nước. Khí hậu ở Bình Thuận phân hóa thành hai mùa rõ rệt là mùa mưamùa khô. Mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Thực tế mùa mưa tập trung vào tháng 8,9 và tháng 10 vì vậy mà mùa khô thường kéo dài. 

Nhiệt độ: Trung bình hàng năm từ 26,5 – 27,30C.

Lượng mưa: Tổng lượng mưa giữa vùng mưa nhiều và mưa ít chênh lệch nhau lớn là 1.836mm. Nơi có lượng mưa cao nhất là vùng Tây Bắc từ 2.000 – 2.564mm, tiếp theo là vùng phía Nam có lượng mưa từ 1400 – 1600mm. Khu vực lượng mưa thấp nhất là khu vực phía Đông Bắc tỉnh và trung tâm tỉnh với lượng mưa trung bình năm từ 730 – 1.110mm. 

Gió: Chế độ gió chủ yếu ở đây là gió mùa và gió mùa Tây Nam.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí khoảng 75 – 85%.

Lượng bốc hơi: hàng năm tương đối ổn định từ 1000 – 1111mm phân bố đều các tháng.

Số giờ nắng: Trung bình năm khá cao từ 2700 – 2755 giờ, trung bình hàng tháng có trên 200 giờ nắng.

Đặc điểm khí hậu Bình Thuận
Đặc điểm khí hậu Bình Thuận

Đặc điểm khí hậu Bình Thuận mùa mưa và mùa khô

Khí hậu Bình Thuận mùa mưa

Mùa mưa ở Bình Thuận kéo dài khoảng 5 tháng, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mưa sẽ kéo dài dai dẳng. Khí hậu Bình Thuận mùa mưa chỉ kéo dài từ 1 đến 2 giờ và lưu lượng mưa không quá lớn. 

Nhiệt độ lúc này cao nhất vào tháng 6,7,8 đạt ngưỡng 32 độ C. Khoảng cách giữa nhiệt độ cao trung bình và nhiệt độ trung bình khoảng 8 độ C.

Khí hậu Bình Thuận mùa khô

Khí hậu tỉnh Bình Thuận mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau. Đặc điểm khô khô ấm áp bởi những tia nắng nhẹ nhàng, có khi thời tiết chan hòa rất dễ chịu. Bên cạnh đó cũng có những ngày nắng nóng gay gắt có thể khiến làn da cháy nắng. Tháng 4 là tháng có khí hậu nóng nhất có nhiệt độ trung bình ngày đạt 29 độ C đến 30 độ C. 

Khí hậu Bình Thuận mùa khô là thời điểm lý tưởng để khám phá vùng đất này. Khí hậu lúc này có nắng đẹp và cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ

Đặc điểm khô khô Bình Thuận ấm áp, nắng nhẹ nhàng, có khi thời tiết chan hòa rất dễ chịu.
Đặc điểm khô khô Bình Thuận ấm áp, nắng nhẹ nhàng, có khi thời tiết chan hòa rất dễ chịu.

Kết luận

Bài viết trên là tổng quan về Khí hậu Bình Thuận có đặc điểm gì? Mùa mưa và mùa khô ở Bình thuận như thế nào? Hy vọng với những thông tin mà Dự báo thời tiết chia sẻ có thể giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Đừng quên theo dõi chúng mình dubaothoitet.com.vn để xem tin tức mới nhất nhé.