Mục lục
Gia Lai nổi bật với điều kiện khí hậu đặc trưng, nơi đây được biết đến là cảnh đẹp hoang sơ và hùng vĩ, với cái nắng và gió của đại ngàn. Đặc điểm nổi bật của khí hậu Gia Lai là ảnh hưởng của đồng bằng nhiệt đới và độ cao đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt và phát triển cây cỏ. Vậy khí hậu Gia Lai như thế nào? Mùa nào đẹp nhất?. Cùng theo chân Dự báo thời tiết tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Vị trí địa lý ảnh hưởng đặc điểm khí hậu Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, miền Trung, Việt Nam, có tổng diện tích của tỉnh lên đến khoảng 16 nghìn km², đứng thứ hai diện tích Việt Nam. Tỉnh gia lai cũng là tỉnh đứng thứ nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng Tây Nguyên.
Tỉnh Gia Lai có thủ phủ là thành phố Pleiku. Gia Lai có đặc điểm địa lý đặc trưng bởi các núi đồi đến đồng bằng và có khí hậu đặc biệt. Độ cao trung bình khoảng 700 đến 800m so với mực nước biển. Với tọa độ địa lý từ 13°16′ đến 15°00′ vĩ độ Bắc và từ 107°33′ đến 109°31′ kinh độ Đông. Gia Lai ranh giới tiếp giáp với các tỉnh sau:
- Ở phía Đông giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
- Ở phía Tây giáp với tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia.
- Ở phía Nam giáp với tỉnh Đắk Lắk.
- Ở phía Bắc giáp với tỉnh Kon Tum.
Tỉnh Gia Lai gồm có 17 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Pleiku , 2 thị xã An Khê, thị xã Ayunpa và 14 huyện là ChưPrông, Đức Cơ, Krông Pa, Chư Păh, Chư Pưh, Kbang, Kông Chro, Chư Sê, Phú Thiện, Ia Pa, , Mang Yang, Đak Đoa, Đak Pơ,Ia Grai. Gia Lai với hệ thống hành chính đa dạng đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu Gia Lai
Địa hình
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ có độ dày lớn trên 4.000m, thuộc Địa khối Kon Tum gần cuối phía nam của dãy núi Trường Sơn Nam. Gia Lai nằm hầu như toàn bộ ở phía đông của dãy núi Trường Sơn.
Địa khối này nâng lên không đều từ cuối kỷ Đệ Tam nhưng sự tác động của núi lửa và phong hóa qua nhiều năm đã làm cho địa hình trở nên bằng phẳng tạo ra các cao nguyên không hoàn toàn bằng phẳng, với sự nhấp nhô của nhiều đồi xen kẽ các vùng tương đối trũng.
Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và có hướng nghiêng từ đông sang tây, với sự xen kẽ giữa các đồi núi, cao nguyên và thung lũng, tạo nên một cảnh quan đa dạng và phức tạp. Khi tiến về phía nam, vùng này chia ra một nửa với Đăk Lăk, và khu vực thấp phía tây của Campuchia.
Địa hình Gia Lai đa dạng với ba dạng địa hình chính bao gồm: địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng.
- Cao nguyên: Đóng vai trò quan trọng với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku. Độ cao trung bình là 800m, chủ yếu được kiến tạo bởi núi lửa và phong hóa.
- Đồi núi: Chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh chủ yếu nằm ở phía Bắc và tạo ra sự phân cách mạnh mẽ giữa các địa hình khác. Với đỉnh Kon Ka Kinh – “nóc nhà” của tỉnh Gia Lai.
- Thung lũng: Các vùng trũng, thường nằm ở phía Nam của tỉnh, các thung lũng nằm ở Đông Nam.
Tài nguyên thiên nhiên
Gia Lai nổi bật với tài nguyên tự nhiên và hệ sinh thái đa dạng, bên cạnh đó còn có những tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm:
Tài nguyên đất
Đất đai của tỉnh Gia Lai đa dạng và được chia thành 27 loại khác nhau, có 7 nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mùn vàng đỏ, và đất xói mòn trơ sỏi đá. Nhóm đất chủ yếu là đất đỏ bazan, được phân bố ở cao nguyên Pleiku. Đây là loại đất dày và thích hợp cho canh tác. Các loại đất khác chủ yếu xuất hiện ở rìa cao nguyên và vùng trũng, ven các con sông.
Theo phân loại của FAO – UNESCO tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Gia Lai là 15.510,13 km2 bao gồm các loại:
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 64.218ha chiếm 4,13% diện tích tự nhiên , thích hợp cho cây lúa nước và cây hoa màu.
- Nhóm đất xám: Diện tích 364,638ha chiếm 23,47% diện tích tự nhiên, phù hợp cho cây công nghiệp ngắn ngày hoặc trồng rừng bảo vệ đất.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 756.433ha chiếm 48,69% diện tích tự nhiên, đặc biệt tốt cho trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, cao su.
- Nhóm đất đen dốc tụ: Diện tích 16.774ha chiếm 1,08% diện tích tự nhiên, thích hợp cho trồng rừng và khôi phục thảm thực vật.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 164.751ha chiếm 10,60% diện tích tự nhiên, không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, cần giữ rừng và bảo vệ đất.
Tài nguyên nước
Gia Lai sở hữu tài nguyên nước đáng kể với tổng trữ lượng khoảng 23 tỉ m3, chủ yếu phân bố trên hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba với hệ thống sông Sê San.
Hệ thống sông ba: dài 304km dài thứ hai Tây Nguyên, bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.240m trên dãy Ngok Linh tỉnh Kon Tum. Các nhánh chính của sông Ba bao gồm sông Ayun, sông Krông Năng và sông Hinh.
Hệ thống sông Sê San bắt nguồn từ những đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn, núi Tiêu (1.988 m) và Ngok Linh (2.598 m), bao gồm hai nhánh lớn là sông Đak Bla và sông Pôkô, cùng với một nhánh nhỏ là sông Sa Thầy. Sông Sê San chảy qua các huyện Đak Đoa, Chư Păh, Ia Grai, và Đức Cơ trước khi đổ về Campuchia.
Tài nguyên rừng
Tỉnh Gia Lai có tổng diện tích rừng là 719.314 ha, chứa trữ lượng gỗ khoảng 75,6 triệu m3. So với cả vùng Tây Nguyên, Gia Lai chiếm 28% diện tích lâm nghiệp, 30% diện tích rừng và 38% trữ lượng gỗ. Gia Lai mỗi năm khai thác từ 160.000 đến 180.000 m3 gỗ từ cả rừng tự nhiên và rừng trồng, đảm bảo cung ứng nguyên liệu chế biến gỗ và bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên Gia Lai phong phú có nhiều loại khoáng sản quan trọng bao gồm:
- Quặng bôxít: Với 2 mỏ có trữ lượng lớn là Kon Hà Nừng và Đức Cơ
- Vàng: Phát hiện trên 73 điểm, có 66 điểm quặng hoá gốc và 6 điểm sa khoáng, trong đó có các vùng triển vọng như Kông Chro, Ia Mơ, Krông Pa, Ayun pa
- Các khoáng sản kim loại khác: Mỏ sắt: ở An Phú – Tp.Pleiku, kẽm ở An Trung – Kông Chro, và đá granit (phân bố ở 8 điểm, trong đó có 2 mỏ đá ở Bắc Biển Hồ – thị trấn Phú Hoà và mỏ đá Chư Sê với trữ lượng lớn.
Ngoài ra còn có các khoáng sản khác như đá vôi, đất sét, cát xây dựng, đá Bazan, và đá Cu Pơ. Các loại khoáng sản này được khai thác và chế biến để phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất thép, sản xuất xi măng, sơn, gốm sứ…
Đặc điểm khí hậu gia Lai
Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, mưa nhiều, không có bão và sương muối.
Khí hậu Gia Lai với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ trung bình năm từ 22 độ C đến 25 độ C.
Lượng mưa ở đây phân bổ không đồng đều giữa các khu vực. Vùng Đông Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm 1.200 đến 1.750 mm, Tây Trường Sơn từ 2.200 – 2.500mm.
Khí hậu và thổ nhưỡng tỉnh Gia Lai thích hợp cho cây công nghiệp, chăn nuôi và nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí ở Gia Lai trung bình từ 78 đến 83%. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch khác nhau từ 2% đến 5%, riêng khí hậu Pleiku chênh lệch đến 12%. Biên độ độ ẩm trung bình qua năm dao động từ 11% đến 15%.
Gió: Các hướng gió phổ biến của Gia Lai bao gồm:
Gió mùa Tây Nam thổi theo hướng Tây và Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tạo nên mùa mưa.
Gió Mậu dịch thổi theo hướng Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau kết hợp với gió từ Biển Đông gây ra mưa lớn cho vùng phía Đông Trường Sơn nên mùa khô sâu sắc ở vùng phía Tây Trường Sơn, tạo ra sự đối lập về các mùa giữa hai sườn Đông – Tây.
Khí hậu Gia Lai vào mùa mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10: khí hậu Gia Lai trong giai đoạn này, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 đến 30 độ C, đặc trưng bởi độ ẩm cao, và có thể xuất hiện mưa giông và lốc xoáy.
Khí hậu Gia Lai vào mùa khô
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: Khí hậu Gia Lai lúc này có nhiệt độ trung bình từ 18 đến 25 độ C. Trong giai đoạn này, độ ẩm thấp và gió mùa đông thường xuất hiện, đồng thời nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể giảm xuống dưới 15 độ C trong những ngày rét.
>>>Xem thêm: Đặc điểm khí hậu Huế qua các mùa? Huế mùa nào đẹp nhất?
Khí hậu Gia Lai mùa nào lạnh nhất?
Khí hậu Gia lai mát mẻ quanh năm, không quá nóng hoặc quá lạnh. Tuy nhiên, tháng 1 và tháng 2 được xem là thời kỳ lạnh nhất, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ vùng núi phía bắc làm nhiệt độ xuống 10 đến 14 độ vào ban đêm và rạng sáng. Trong khi ban ngày, nhiệt độ tăng dần, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tham quan và nghỉ dưỡng.
Khí hậu Gia Lai mùa nào đẹp nhất?
Có thể nói khí hậu Gia Lai vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời điểm lý tưởng du lịch Gia Lai. Thời tiết khô ráo, nắng đẹp, đường xá sạch sẽ, thuận tiện cho việc di chuyển đến các điểm tham quan nổi tiếng. Cuối năm là mùa vàng của Gia Lai, với ruộng bậc thang rực rỡ, tạo nên không khí ấm áp và rộn ràng trong các lễ hội làng xóm.
Ngoài ra khí hậu Gia Lai vào mùa khô rất thích hợp để khám phá biển hồ Pleiku, cách trung tâm thành phố tầm khoảng 7 km. “Đôi mắt Pleiku” với những con sóng nhấp nhô như sóng biển sẽ giúp du khách giải tỏa căng thẳng. Khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên là điều khó quên khi đến Gia Lai.
Kết luận
Qua bài viết khí hậu Gia Lai như thế nào? Mùa nào đẹp nhất? của Dự báo thời tiết chia sẻ đến bạn, có thể thấy được Khí hậu tại Gia Lai, như một phần của miền núi Tây Nguyên Việt Nam, đặc trưng bởi sự đa dạng và phong phú. Với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, Gia Lai trải qua những mùa khác nhau trong năm, tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo và khác biệt. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn. Đừng quên theo dõi trang dubaothoitiet.com.vn để cập nhật tin tức mới nhé.