Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm gì? Tây Nguyên có mấy mùa? Đặc điểm từng mùa?

Tây Nguyên là một vùng đất cao nguyên ở Việt Nam, được biết đến là vùng đất đầy nắng và gió. Khí hậu ở Tây Nguyên ảnh hưởng chủ yếu bởi địa hình cao nguyên và vị trí địa lý trong nội địa. Vậy khí hậu Tây Nguyên có những nét đặc trưng riêng nào cùng theo chân Dự báo thời tiết khám phá nhé. 

Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm gì? Tây Nguyên có mấy mùa? Đặc điểm từng mùa?
Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm gì? Tây Nguyên có mấy mùa? Đặc điểm từng mùa?

Vị trí địa lý ảnh hưởng đặc điểm khí hậu Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, có tổng diện tích rộng khoảng 54.7 nghìn km².  Vùng đất chia thành 5 tỉnh từ Bắc đến Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vị trí địa lý Tây Nguyên tiếp giáp với các khu vực sau đây: 

  • Ở phía Đông giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Ở phía Tây giáp với Lào và Campuchia.
  • Ở phía Nam giáp với các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước.
  • Ở phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam.

Vị trí địa lý Tây Nguyên có nhiều cao nguyên kề nhau gồm có, cao nguyên Kon Tum, Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku, M’Drăk, Buôn Ma Thuột, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. Tất cả đều được bao bọc về phía Đông bởi dãy núi và khối cao nguyên Trường Sơn Nam.

Tây Nguyên chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu gồm: Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn so với hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.

Vị trí địa lý ảnh hưởng đặc điểm khí hậu Tây Nguyên
Vị trí địa lý ảnh hưởng đặc điểm khí hậu Tây Nguyên

Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu Tây Nguyên

Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên đặc biệt, với đặc điểm là một khu vực đất đỏ phong phú cùng với đồng cỏ bao la, những điều kiện tự nhiên đặc biệt này tạo nên sự độc đáo của vùng đất nơi đây. Dưới đây là một số điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên:

Địa hình 

Ở phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây và ngăn chặn gió Đông thổi vào. Vùng này có địa hình chia cắt phức tạp với đặc điểm phân bậc rõ ràng, bao gồm:

  • Địa hình cao nguyên: Đây là địa hình đặc trưng nhất, tạo lên bề mặt của vùng. Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp với quy mô lớn.
  • Địa hình vùng núi: Địa hình vùng núi Tây Nguyên phức tạp và đa dạng, với những dãy núi và đỉnh núi có độ cao đáng kể mang đến cảnh quan hùng vĩ
  • Địa hình thung lũng: Chiếm diện tích không lớn, nhưng thung lũng trong vùng có địa hình chênh lệch, độ cao thấp hơn so với cao nguyên và núi. Đây là nơi phát triển cây lương thực, thực phẩm và thường được sử dụng để nuôi cá nước ngọt.

Sông ngòi

Tây Nguyên có mạng lưới sông ngòi phong phú, gồm có 4 hệ thống sông chính:

  • Hệ thống sông Pô Kô – Sê San ở tỉnh Kon Tum đổ vào sông Mê Kông
  • Hệ thống sông Ba – Ayun ở tỉnh Gia Lai Hổ vào sông Đà Rằng chảy ra biển Đông
  • Hệ thống sông Sêrêpôk ở tỉnh Đắk Lắk đổ vào sông Mê Kông
  • Hệ thống sông Đồng Nai ở tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng chảy ra biển Đông

Ngoài ra, Tây Nguyên còn có nhiều sông khác như: sông Ê Xan , Xrê Pốc … và nhiều thác ghềnh.

Tài nguyên thiên nhiên

Tây Nguyên, vùng đất nằm ở trung tâm Việt Nam, có tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú, bao gồm:

Tài nguyên đất

Tài nguyên đất Tây Nguyên dồi dào, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Đất đỏ bazan là đặc điểm nổi bật của Tây Nguyên chiếm diện tích lớn, có tầng phong hoá dày và địa hình lượn sóng nhẹ, tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon Tum với diện tích khoảng 1 triệu ha. Loại đất này chứa nhiều khoáng chất, rất phù hợp cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

Tài nguyên rừng 

Rừng Tây Nguyên đặc biệt phong phú với 45% tổng trữ lượng gỗ của cả nước, bao gồm nhiều loại cây quý như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng. Diện tích rừng Tây Nguyên 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Những cây dược liệu quý được tìm thấy ở đây bao gồm như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,… và các cây thuốc quý trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung…

Ngoài ra, hệ thống hoang dã cũng rất phong phú, có tới 32 loài động vật quý hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi…

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản Tây Nguyên không cao  chủ yếu là quặng bôxit, với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% tổng trữ lượng bôxit cả nước. Phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai và Kon Tum. Tuy nhiên, việc khai thác quặng bôxit có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp trong vùng.

Ngoài quặng bôxit, Tây Nguyên cũng có trữ lượng vàng ước tính khoảng 8,82 tấn, phân bố chủ yếu tại Kon Tum và Gia Lai với 21 điểm vàng. Cùng với đó còn có các loại đá quý, mỏ sét gạch ngói tập trung ở Chưsê – Gia Lai và Bản Đôn – Đắc Lắc, cũng như các nguồn than bùn và than nâu tại Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ – Gia Lai, Chư Đăng – Đắc Lắc.

Đặc điểm khí hậu Tây Nguyên

Đặc điểm khí hậu Tây Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới Xavan, chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 – 21 độ C, có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.900 mm – 2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa, biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 độ C. 

Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là: mùa mưa và mùa khô

  • Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, thời tiết ẩm ướt và nhiều mưa
  • Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô ráo và nắng nhiều, se lạnh vào buổi sáng và buổi tối,  trong đó hai tháng nóng và khô nhất là tháng 3 và tháng 4.

Do ảnh hưởng của độ cao nên các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên có độ cao trên 1000m thì lại có  khí hậu lại mát mẻ quanh năm. 

Đặc điểm khí hậu Tây Nguyên
Đặc điểm khí hậu Tây Nguyên

>>>Xem thêm: Khí hậu Bình Định có gì đặc biệt? Mùa mưa và mùa khô khác nhau như thế nào?

Khí hậu Tây Nguyên vào mùa mưa

Mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10, mưa liên tục làm cho các con đường đất đỏ bazan trở nên trơn trượt khiến cho khó khăn trong việc di chuyển. Thời tiết mưa nhiều nhất vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, những trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày, thậm chí cả tuần mưa khiến cho bầu trời trắng xóa.  Các thác nước Tây Nguyên hoạt động mạnh mẽ, nước xối xả đổ xuống làm cho khí hậu Tây Nguyên thời điểm này mang đến những nguy hiểm lũ quét. 

Tuy thời tiết mùa mưa gây nhiều khó khăn, nhưng người dân Tây Nguyên vẫn đón nhận mùa mưa như một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Mùa mưa cũng khiến vùng đất Tây Nguyên bừng tỉnh sau những ngày tháng tiết trời khô hạn. Cây cối xanh tốt, đây cũng là lúc đồng bào đi lên rẫy, tận hưởng không khí trong lành, hứa hẹn một vụ mùa đầy ấm no hạnh phúc.

Khí hậu Tây Nguyên mùa mưa cây cối xanh tốt
Khí hậu Tây Nguyên mùa mưa cây cối xanh tốt

Khí hậu Tây Nguyên vào mùa khô

Khí hậu Tây Nguyên mùa khô diễn ra từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Đặc điểm khí hậu không còn ẩm ướt, thay vào đó thời tiết khô ráo, nắng ấm áp, chan hòa. 

Thời tiết Tây Nguyên khô và nóng nhất trong năm rơi vào khoảng tháng 3 và tháng 4. Do sự chênh lệch về độ cao tạo nên sự khác biệt của khí hậu Tây Nguyên, khi đạt độ cao khoảng 500m, khí hậu vẫn giữ được sự mát mẻ, với những nơi như Đà Lạt nằm ở độ cao hơn 1000m, thời tiết luôn ôn hòa và mát mẻ quanh năm. 

Khí hậu Tây Nguyên mùa khô, thời tiết khô ráo, nắng ấm áp, chan hòa
Khí hậu Tây Nguyên mùa khô, thời tiết khô ráo, nắng ấm áp, chan hòa

Nên đi Tây Nguyên vào mùa nào?

Tây Nguyên, vùng cao nguyên hùng vĩ của Việt Nam, vào mùa nào cũng có những nét đẹp và những trải nghiệm tuyệt vời và đặc sắc. Để không bị ảnh hưởng bởi khí hậu thì bạn nên đến đây vào mùa khô (Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Thời tiết khô ráo và nắng nhiều không chỉ mang lại sự thoải mái mà còn tạo điều kiện lý tưởng cho những hành trình khám phá độc đáo.

Tây Nguyên vào mùa khô vẫn có đặc điểm se lạnh vào đêm khuya và sáng sớm, nhưng lại là những khoảnh khắc tuyệt vời để ngắm nhìn bình minh và hoàng hôn. Mùa khô là thời điểm lý tưởng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi rừng và làng mạc ở Tây Nguyên.

Khí hậu mùa khô là thời điểm thích hợp nhất để khám phá Tây Nguyên
Khí hậu mùa khô là thời điểm thích hợp nhất để khám phá Tây Nguyên

Kết luận

Bài viết trên đây của Dự báo thời tiết đã tổng hợp đến các bạn những thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm khí hậu Tây Nguyên. Hy vọng qua những thông tin này, bạn có được cho mình những cái nhìn rõ hơn về khí hậu Tây Nguyên. Đừng quên theo dõi trang dubaothoitiet.com.vn để cập nhật những tin tức mới.