Sóng thần là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả

Sóng thần là gì? Một trong những thiên tai gây ra hậu quả có sức tàn phá khủng khiếp. Hầu hết sóng hình thành đều do gió hoặc thủy triều, nhưng sóng thần thì lại có một số nguyên nhân hoàn toàn khác. Vậy sóng thần là gì, nguyên nhân hình thành sóng thần như thế nào xin mời bạn theo chân Dự báo thời tiết để tìm hiểu nhé.

Sóng thần là gì?

Sóng thần (tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo ra khi nước đại dương bị  chuyển dịch chớp nhoáng trên quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có thể gây ra sóng thần. Đây là một loại thiên tai khó dự báo mang lại những hậu quả nặng nề, tàn phá cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, cơ sở vật chất và nhấn chìm đi hàng trăm ngàn người vài giờ trong nước. 

Thuật ngữ tsunami (sóng thần có nguồn gốc từ tiếng Nhật, có nghĩa “bến” (津 tsu, âm Hán Việt: “tân”) và “sóng” (波 nami, “ba”). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên nhân là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần bắt nguồn từ đáy biển sâu và khi ở xa bờ có biên độ nhỏ nhưng chiều dài lên đến hàng trăm kilômét, khó nhận diện nó  khi ở xa.

Sóng thần là gì?
Sóng thần là gì?

Nguyên nhân hình thành hiện tượng sóng thần là gì?

Nguyên nhân sóng thần hình thành là khi đáy biển đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, làm chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc của vỏ Trái Đất thường có thể xảy ra tại rìa mảng lục địa, những trận động đất là do sự va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các trận sóng thần.

Khi mảng đại dương va chạm với mảng lục địa có thể làm rìa  mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Áp suất lớn tác động lên rìa mảng làm cho nó nhảy giật lùi lại, tạo ra các đợt sóng chấn động trong vỏ Trái Đất, được gọi là động đất tại đáy biển. 

Ngoài ra dấu hiệu nhận biết sóng thần cả những vụ lở đất dưới đáy biển và những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể tạo sóng thần khi chấn động cột nước và đá rơi xuống đáy biển. Phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng làm tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sống hình thành khi khối nước bị dịch chuyển dưới tác động của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.

Nguyên nhân hình thành hiện tượng sóng thần là gì
Nguyên nhân hình thành hiện tượng sóng thần là gì?

Các đặc điểm của sóng thần là gì?

Sóng thần chứa năng lượng cực lớn, lan truyền nhanh với tốc độ cao  và có thể gây thiệt hại trên bờ biển. Thời gian gây sóng và khi sóng đến bờ biển khá dài, năng lượng của sóng thần tỉ lệ nghịch đảo so với khoảng cách của nguồn phát. 

Mỗi trận sóng thần có thể liên quan tới nhiều đợt sóng với độ cao khác nhau. Ở vùng nước rộng, sóng thần có chu kỳ rất dài từ nhiều phút tới nhiều giờ, và chiều dài của sóng tới hàng trăm kilômét. Điều này rất khác biệt so với các con sóng do gió ta ra trên đại dương, chúng thường có chu kì khoảng 10 giây và chiều dài của sóng khoảng 150 mét. 

Chiều cao thực của một đợt sóng thần trên đại dương thường rất nhỏ không tới 1 mét rất khó nhận ra chúng. Nhưng với chiều dài lớn, năng lượng của một cơn sóng điều khiển toàn bộ cột nước. Sóng thần ở vùng nước sâu chỉ ảnh hưởng đến độ sâu khoảng 100m hoặc ít hơn. Tốc độ di chuyển trung bình của sóng thần đi qua đại dương là khoảng 500 dặm/giờ, nhưng khi vào bờ, nó chậm lại nhưng ngọn sóng có thể tăng cao lên. 

Một con sóng trở thành “sóng nước nông” khi tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài của sóng rất nhỏ. Những con sóng nước nông di chuyển với tốc độ bằng căn bậc hai của tích giữa gia tốc trọng trường và độ sâu nước. Ví dụ, ở Thái Bình Dương một cơn sóng thần có thể di chuyển với tốc độ 200 m/s. 

Sóng thần lan truyền từ nguồn phát tâm chấn làm cho những bờ biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi chấn động thường lại khá an toàn. Tuy nhiên, đặc trưng của điều kiện địa lý có thể tạo ra hiện tượng triều giả hay các đợt sóng dừng gây thiệt hại lớn hơn trên bờ biển. Ví dụ sóng thần ở Hawaii ngày 1 tháng 4 năm 1946 có đợt triều giả do cộng hưởng tự nhiên của Vịnh Hilo, gây ra thiệt hại nặng nề.

Các đặc điểm của sóng thần là gì?
Các đặc điểm của sóng thần là gì?

Dấu hiệu của một đợt sóng thần là gì?

Những dấu hiệu nhận biết hiện tượng sóng thần là gì cụ thể là:

  • Cảm thấy động đất, thấy nền đất rung lắc mạnh, Có nhiều khả năng sẽ xảy ra một trận sóng thần.
  • Bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước, cảm giác như nước đang sôi.
  • Nước trong sóng nóng bất bình thường 
  • Nước có mùi của trứng thối (khí Hydro sulfide) hay mùi xăng, dầu.
  • Nước làm da bị nổi mẩn ngứa.
  • Nghe thấy tiếng nổ giống như máy bay phản lực, cánh quạt máy bay trực thăng hoặc là tiếng huýt sáo.
  • Biển lùi về phía sau một cách đáng báo động
  • Mây đen vần vũ đầy bầu  trời.
  • Khi sóng thần ập đến bờ, có tiếng gầm rú giống như tiếng tàu hỏa đang đến gần.
  • Hàng triệu những con chim hải âu bay ngược biển.
  • Có cảnh báo từ hệ thống cảnh báo sóng thần, thường được báo trước bằng tiếng còi

Tại sao sóng thần rất nguy hiểm?

Sóng thần không phải lúc nào cũng  luôn là những con sóng khổng lồ khi vào bờ. Theo USGS, hầu hết các cơn sóng thần không tạo ra những đợt sóng như với sóng lướt bình thường ở bãi biển cuộn lại khi chúng tiến vào bờ. Do đó, chúng xuất hiện giống như thủy triều rất mạnh và rất nhanh – như là mực nước biển dâng nhanh, cục bộ”.

Sóng thần có thể rất dài (thường là 100 km) ví dụ, sóng thần Nhật Bản năm 2011 với chiều cao hơn 10 mét và di chuyển nhanh chóng mà không tốn nhiều năng lượng. Một trận động đất mạnh ở đại dương có thể tạo ra những cơn sóng thần đáng kinh ngạc, lan rộng trên hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn km.

Năm 2004,Tại Sumatra, Indonesia đã xảy ra động đất với cường độ 9,1–9,3 độ richter. Sóng thần đã gây thiệt mạng hơn 230.000 người ở 14 quốc gia, là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử nhân loại. 

Hậu quả của sóng thần là gì?

Sóng thần là một hiện tượng tự nhiên càn quét tất cả mọi thứ nơi chúng đi qua, để lại những thiệt hại nặng nề. Các hậu quả to lớn nghiêm trọng gây ra sóng thần là gì có thể kể đến như:

  • Sóng thần có thể làm hủy hoại khu vực ven biển, nhà cửa, tàu thuyền và cơ sở hạ tầng trên bờ biển.
  • Gây thương vong và mất mát tài sản, đặc biệt nếu các khu vực dân cư không được chuẩn bị trước đó, có thể dẫn đến thảm họa về số người chết và bị thương.
  • Tàn phá những khu vực đầm lầy, rạn san hô và các khu vực bờ biển khác, gây nguy hiểm đến sinh thái và môi trường.
  • Trong trường hợp sóng thần xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân, có thể gây ra sự cố hạt nhân và ô nhiễm môi trường.
  • Sóng thần có thể tạo ra sự cố cho các phương tiện vận tải trên biển, làm hỏng tàu thuyền và tạo ra rủi ro lớn cho người tham gia giao thông biển.

Sóng thần để lại những hậu quả to lớn đối với sức khỏe tính mạng con người cũng như thiệt hại về kinh tế xã hội, môi trường. Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều trận sóng thần với mức tàn phá khủng khiếp.

Trong đó phải kể đến một  trận sóng thần mạnh từ trước đến nay như: trận sóng thần tại đảo Sumatra, Indonesia, ngày 26-12-2004. Đây là một trận động đất mạnh 9,1 độ Richter, tạo ra một trận sóng thần kinh hoàng càn quét bờ biển các nước Indonesia, đến Thái Lan, Malaysia và thậm chí kéo dài tới châu Phi. cướp đi sinh mạng của 283.000 người, hơn 1.100.000 người mất nhà cửa và tạo ra thiệt hại tài chính lên đến hàng chục tỷ USD.

Hậu quả của sóng thần là gì?
Hậu quả của sóng thần là gì?

Các biện pháp hạn chế thiệt hại gây ra sóng thần là gì?

Để hạn chế được những thiệt hại gây ra sóng thần là gì chúng ta có thể thực hiện một số cách sau: 

  • Xây dựng các công trình chống sóng thần: như bờ biển giả, tường chắn sóng, hoặc dải bờ biển rộng để giảm thiểu thiệt hại của sóng thần tới các khu vực ven biển.
  • Hệ thống cảnh báo sóng thần: Cung cấp thông tin sớm cho người dân và chính quyền địa phương, giúp họ chuẩn bị và sơ tán kịp thời. 
  • Tăng cường lực lượng đối phó khẩn cấp: Cùng với các đội cứu hộ, lực lượng an ninh, y tế và các cơ quan chức năng khác để kịp thời ứng phó linh hoạt với sóng thần.
  • Nâng cao ý thức cộng đồng: Tăng cường giáo dục và truyền thông để nâng cao ý thức cộng đồng, những nguy cơ và biện pháp ứng phó với sóng thần.
  • Tổ chức các bài tập phòng chống thảm họa: Mô phỏng tình huống khẩn cấp để nâng cao khả năng đối phó và chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp.
  • Định vị và giám sát sóng thần: Sử dụng công nghệ hiện đại để định vị và giám sát sóng thần giúp cung cấp thông tin chính xác giúp người dân có thể ứng phó nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Kết luận 

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Dự báo thời tiết cho câu hỏi sóng thần là gì? Nguyên nhân gây ra sóng thần, đặc điểm, cũng như hậu quả chúng để lại. Đây là một trong những thiên tai tự nhiên đáng sợ của trái đất. Nó có thể gây ra nhiều thiệt hại đáng tiếc cho con người và môi trường sống. Đừng quên theo dõi dubaothoitiet.com.vn để tìm hiểu những tin tức bổ ích mới nhất nhé.