Mục lục
Thừa Thiên Huế được mệnh danh là xứ sở mộng mơ, mang một không gian thanh bình, êm ả, và những di tích kiến trúc cổ kính của cung đình. Nhắc đến Huế, đặc điểm khí hậu là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm. Vậy khí hậu Huế có đặc điểm như thế nào, mùa nào đẹp nhất. Cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Vị trí địa lý ảnh hưởng đặc điểm khí hậu Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ven biển ở cực Nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam, bao gồm cả đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông, nằm ở vị trí địa lý có các tọa độ từ 16° đến 16,8° vĩ độ Bắc và từ 107,8° đến 108,2° kinh độ Đông.
Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội khoảng 675 km về phía Bắc và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 94 km về phía Nam, với ranh giới tự nhiên là dãy núi Bạch Mã. Có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp với tỉnh Quảng Trị.
- Phía đông giáp với biển Đông.
- Phía tây giáp với tỉnh Saravane của CHDCND Lào.
- Phía nam giáp với tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Tổng diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế là khoảng 5.049,1 km², có hơn 120 km đường bờ biển ven biển. Với đa dạng địa hình, từ núi cao đến đồng bằng, do đó khí hậu Huế ảnh hưởng đặc biệt lớn từ vị trí địa lý.
Huế được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp dưới bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh Huế và 8 huyện: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Thủy, Hương Trà và huyện Phú Vang.
Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu Huế
Đặc điểm tự nhiên của Thừa Thiên Huế có tác động lớn đến đặc điểm khí hậu của khu vực này. Dưới đây là một số yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khí hậu của Huế:
Địa hình
Địa hình của tỉnh Thừa Thiên Huế cấu tạo dạng bậc đa dạng, rõ rệt với đặc điểm:
- Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích của tỉnh, từ biên giới Việt-Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.
- Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích tỉnh, với độ cao chủ yếu dưới 500 m. Đây là vùng đất đa dạng với đỉnh rộng, sườn thoải, và đồi bát úp, có chiều rộng thường chỉ vài trăm mét. Vùng này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động nông nghiệp và phát triển đô thị.
- Địa hình đồng bằng ở đây điển hình của đồng bằng mài mòn, tích tụ, với đất cát, đầm phá. Diện tích của đồng bằng này rộng lớn, chiếm khoảng 1.400 km2, và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu năm 2012, tổng diện tích đất trồng là 90.974 ha, bao gồm diện tích cây hàng năm là 44.546,67 ha và diện tích cây lâu năm là 5.343,2 ha.
Hệ thống đầm phá
Hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ở Huế là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở Đông Nam Á, nằm trong năm huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc, có diện tích 22.000 ha và dài 68 km.
Địa lý khu đầm phá là bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam: Phá Tam Giang, Đầm Sam, Đầm Hà Trung – Thủy Tú, và Đầm Cầu Hai .
Phá Tam Giang, dài khoảng 27 km, bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, diện tích khoảng 5.200 ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An.
Đầm Sam, diện tích nhỏ hơn, khoảng 1.620 ha, không thông ra biển.
Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha. Cửa Tư Hiền là cửa thông đầm Cầu Hai với biển.
Hệ thống sông ngòi
Sông ngòi ở Thừa Thiên Huế thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu, có tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, với tổng diện tích lưu vực là 4.195km2. Mật độ sông suối dao động từ 0,3 đến 1km/km2, đôi lúc có nơi 1,5 đến 2,5 km/km2.
Các con sông chính trên lãnh thổ Huế: Sông Ô Lâu, Hệ thống Sông Hương, Sông Nong, Sông Truồi, Sông Cầu Hai, và Sông Bù Lu. Sông Hương.
Sông Hương là con sông lớn nhất: có hai nguồn chính bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Tả Trạch dài khoảng 67 km và Hữu Trạch dài khoảng 60 km hợp nhau tại ngã ba Bằng Lãng và tạo nên sông Hương. Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km, chảy chậm do mực nước thấp so với mực nước biển.
Ngoài các sông tự nhiên, thành phố Huế còn có nhiều sông đào như: Sông An Cựu, Sông Đông Ba, và Sông Kẻ Vạn. Trên đồng bằng duyên hải, còn có các hói như Bảy Xã, Hàng Tổng, Phát Lát, Như Ý, và Chợ Mai.
Tài nguyên thiên nhiên
Nhắc đến tài nguyên thiên nhiên, Huế là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng:
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế là 503.320,5 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản chiếm 77,97% (392.463,3 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 18,16% (91.396,1 ha), và đất chưa sử dụng là 3,87% (19.461,2 ha).
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng ở huế có tổng diện tích là 325.208,8 ha, gồm 134.954,3 ha rừng sản xuất (chiếm 41,50%), 101.120 ha rừng phòng hộ (chiếm 31,09%), và 89.134,5 ha rừng đặc dụng (chiếm 27,41%). Rừng tỉnh thừa Thiên Huế đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ, điều hòa khí hậu, và bảo vệ sự đa dạng sinh học. Đặc biệt rừng Thừa Thiên Huế là môi trường sống của nhiều loài quý hiếm như Sao La, Mang Trường Sơn, và Mang lớn.
Tài nguyên biển và ven biển
Thừa Thiên Huế, với 128 km bờ biển tiếp cận ngư trường Biển Đông, Có hơn 500 loài cá, trong đó 30 đến 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu, cùng với đó là một số loại hải sản khác. Năng suất khai thác hợp lý là 40.000 đến 50.000 tấn/năm. Ngư dân có kinh nghiệm di chuyển ngư trường theo mỗi mùa, từ Biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ và vùng biển Trường Sa.
Tài nguyên ở Huế còn có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học khu vực có nhiều thủy hải sản có giá trị cao.
Khu vực ven biển của Huế còn có hệ thống đầm phá hàng năm khai thác xấp xỉ được khoảng 2.500 đến 3.000 tấn thủy sản. Và khai thác rau câu vài trăm tấn và khoảng 15.000 tấn rong tươi góp phần quan trọng cho nguồn thức ăn và phân bón cho các đồng ruộng ven đầm và cho thức ăn trong nuôi cá trắm cỏ tại vùng phía Bắc đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
Tài nguyên du lịch
Thừa Thiên Huế có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng với cảnh đẹp thiên nhiên và các di tích lịch sử. Với các địa danh nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, phá Tam Giang.
Cố đô Huế là trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam, với quần thể di tích cố đô được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đây là nơi giữ gìn những công trình kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh độc đáo.
Tài nguyên khoáng sản
Một số loại khoáng sản nằm rải rác khắp trong tỉnh Thừa Thiên Huế như: Đá vôi, đá granít, Kaolin… phân bố ở các huyện vùng núi và gò đồi dùng làm vật liệu xây dựng. Mỏ nước khoáng ở huyện Phong Điền đang được khai thác, nhưng quy mô còn nhỏ.
Tiềm năng khoáng sản lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là sa khoáng titan, khoáng chất công nghiệp kaolin, cát thuỷ tinh, than bùn, vàng và vật liệu xây dựng.
Khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất và tiềm năng là khoáng chất công nghiệp, quan trọng nhất là nguyên liệu cát trắng nguyên liệu thủy tinh, gốm sứ.
Ngoài khoáng sản, Thừa Thiên Huế còn có tài nguyên than bùn, quặng sắt, vàng, thiếc, wolfram, đá ốp lát và nguồn nước nước nhạt, nước khoáng nóng. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở cấp C1 là gần 9.200m3/ngày, và có một số nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh đáng chú ý nhất ở ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng.
Đặc điểm khí hậu Huế qua các mùa
Huế có vị trí địa lý nằm ở phía Nam của khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ, thuộc vùng nội chí tuyến nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 độ C đến 28 độ C, có số giờ nắng cả năm là 2000 giờ, độ ẩm cao và có lượng mưa khá đều trong năm. Đặc điểm khí hậu Thừa Thiên Huế trong năm phân hóa rõ rệt theo hai mùa: là mùa khô và mùa mưa.
Chế độ mưa:Lượng mưa ở Huế lớn, trung bình trên 2700 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có khu vực 4000mm chiếm 70% tổng lượng mưa trong năm. lượng mưa cả năm tháng 11 chiếm 30%. Đặc điểm khí hậu Huế là mưa không đều, tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam, cường độ mưa lớn có thể gây lũ lụt, xói lỡ.
Độ ẩm trung bình 85% đến 86%.
Gió bão: Huế chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, mang theo khí hậu khô nóng và gây khô hanh kéo dài. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, thường đi kèm với mưa, lạnh, đề phòng gây lũ lụt.
Bão: Khí hậu Huế bị ảnh hưởng bởi những cơn bão, Số lượng bão ở Huế khá nhiều thường bắt đầu từ tháng 6, nhiều nhất vào tháng 9 và tháng 10.
Khí hậu Huế vào mùa khô
Mùa khô ở Huế từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây Nam nên thời tiết nắng nóng, có nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ trung bình trong những tháng nóng dao động từ 27 độ C đến 29 độ C, khí hậu Huế nóng nhất vào tháng 5 và tháng 6, với mức nhiệt độ có thể lên đến 38 độ C đến 40 độ C.
Khí hậu Huế vào mùa mưa
Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, dưới sự tác động của gió màu Đông Bắc nên mưa nhiều, khí hậu lạnh, các cơn gió màu thường xuất hiện mang theo lượng mưa lớn, gây lũ lụt vào khoảng tháng 10 trở đi, nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C đến 22 độ C.
>>Xem thêm: Khí hậu Đà Lạt có gì đặc biệt? Đặc điểm thời tiết Đà Lạt từng tháng
Khí hậu Huế mùa nào đẹp nhất?
Khí hậu Huế trong năm có sự thay đổi rõ rệt qua từng tháng từng mùa trong năm đều có thời tiết biến chuyển riêng. Đi du lịch Huế từ tháng 11 đến tháng 4 năm, đẹp nhất là tháng 3 đến 4 tháng đầu năm với tiết trời mát mẻ. Đối với những người yêu thích núi, biển, ngắm bình minh và hoàng hôn, thời điểm nên đi là từ tháng 6 đến tháng 8, khi mặt trời lấp lánh và nước biển rực xanh nhất.
Khí hậu Huế tháng 1 đến tháng 3: Mùa xuân xứ Huế mộng mơ ấm áp
Khí hậu hậu Huế tháng 1 đến tháng 3, thời điểm thời tiết giao mùa giữa đông và xuân, cái lạnh dần hết và nhường chỗ cho những ánh nắng ấm áp dễ chịu. Lựa chọn đi du lịch vào thời gian này có rất nhiều hoạt động và những phong cảnh thiên nhiên xanh tươi, rực rở làm tô thêm nét đẹp mộng mơ ấm áp vào mùa xuân của xứ Huế.
Khí hậu Huế vào tháng 4: Mùa của lễ hội
Có thể nói thời điểm đẹp nhất để khám phá mảnh đất cố đô Huế sẽ vào mùa Festival Huế. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm tại Huế. Trong những ngày diễn ra lễ hội này, du khách sẽ được trải nghiệm không khí vô cùng sôi động và náo nhiệt, với đủ loại hoạt động giải trí và vui chơi đa dạng.
Khí hậu Huế từ tháng 5 đến tháng 7 thích hợp đi du lịch biển
Khí hậu huế từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm được coi là thời điểm lý tưởng để thưởng thức du lịch biển tại Huế. Trong khoảng thời gian này, thời tiết Huế trở nên nóng bức, tận hưởng sự mát mẻ và không khí trong lành tại các bãi biển nổi tiếng như biển Thuận An Huế và vịnh Lăng Cô, thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Du lịch Huế vào tháng 8 nhẹ nhàng mùa thu về đẹp và lãng mạn
Vào tháng 8, Huế bắt đầu chuyển giao sang mùa thu, mang đến cho thành phố một bức tranh đẹp và lãng mạn. Thời điểm này, Huế trải qua những cơn mưa nhẹ, không khí trở nên mát mẻ hơn và không còn nóng bức như mùa hè.
Du lịch Huế vào mùa thu là thời điểm lý tưởng để khám phá các ngôi chùa nổi tiếng và di tích lịch sử như: vẻ đẹp cổ kính của lăng Khải Định, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, và chùa Thiên Mụ. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp lôi cuốn, làm cho du khách không thể nào quên khi ghé thăm.
Tháng 9 đến tháng 12: Mùa đông trên đất cố đô
Từ tháng 9 đến tháng 12, Huế bắt đầu chuyển sang mùa lạnh, với nhiệt độ giảm và mưa tăng, tạo nên không khí dễ chịu. Đối với những người yêu thích cảm giác lạnh của mùa đông, thời gian này là lựa chọn tuyệt vời để thưởng thức không khí se lạnh, tận hưởng những buổi mưa bất chợt và khám phá văn hóa độc đáo của Huế trong điều kiện thời tiết khác biệt.
Kết luận
Khí hậu Huế mỗi mùa đều mang đặc trưng riêng với nhiều điều thú vị và làm say mê lòng người. Hy vong qua bài viết đặc điểm khí hậu Huế qua các mùa? Huế mùa nào đẹp nhất? mà Dự báo thời tiết cung cấp trên, mong rằng có thể giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích nhất. Đừng quên theo dõi dubaothoitiet.com.vn nhé để cập nhật tin tức mới nhất.