Mục lục
Sóng biển là gì? Nguyên nhân sinh ra sóng biển là như thế nào? để tìm hiểu rõ về hiện tượng tự nhiên này thì cùng Dự Báo thời tiết tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé.
Sóng biển là gì?
Sóng biển là gì? Sóng biển chính là các sóng bề mặt xuất hiện ở tầng trên cùng của biển hoặc là đại dương, được tạo ra do tác dụng của gió và có thể do hoạt động địa chấn. Chúng có thể lan truyền tới hàng nghìn kilômét và có độ cao của sóng chỉ nhỏ cỡ chục xentimét nhưng cũng có thể lớn cỡ sóng thần. Phân tử nước tham gia vào chuyển động sóng bằng cách xoay vòng tại chỗ và ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng tuy lượng năng lượng lớn có thể lan truyền theo sóng.
>>>Xem thêm: Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều là gì?
Đặc trưng của sóng biển là gì?
- Chiều dài sóng: là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp.
- Chu kỳ sóng: là khoảng thời gian cần thiết để một chiều dài sóng truyền qua một vị trí cụ thể đang xét.
- Chiều cao sóng: là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ giữa đỉnh sóng đến đáy sóng.
- Biên độ sóng: khoảng cách theo phương đứng từ đỉnh hoặc đáy của sóng đến đường mực nước tĩnh, biên độ sóng bằng một nửa chiều cao sóng.
- Độ dốc sóng: bằng chiều cao sóng được chia cho một nữa chiều cao sóng.
- Năng lượng sóng: thường được tính bằng cơ năng của mỗi mét vuông mặt nước khi sóng truyền qua.
- Vận tốc truyền sóng: hay là vận tốc pha của sóng, là vận tốc chuyển động của đỉnh sóng của hệ quy chiếu đứng yên.
- Vận tốc nhóm sóng: Đại lượng đặc trưng của sóng lan truyền và nó chính bằng vận tốc truyền năng lượng sóng.
Nguyên nhân sinh ra sóng biển là gì?
Sóng biển được tạo ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân chính sinh ra sóng biển là do:
Tác động của gió: Nguyên nhân chính tạo ra sóng biển là tác động của gió lên bề mặt của biển. Khí gió thổi qua mặt nước nó sẽ hình thành nên áp suất khác biệt trên bề mặt nước. Khi áp suất thấp hơn trên một số khu vực so với những khu vực xung quanh, nước sẽ chảy vào các vùng áp suất thấp để cân bằng. Tạo nên một sự biến đổi về độ cao của bề mặt nước tạo thành sóng.
Nói chung nguyên nhân chính gây ra sóng biển bởi tác động của gió lên bề mặt của biển, tạo ra sự biến đổi độ cao và đa dạng của bề mặt nước. Các yếu tố như tốc độ, thời gian tác động của gió, khu vực sinh ra sóng và hướng gió tất cả đều ảnh hưởng đến tính chất của sóng biển.
Các loại sóng biển?
Sóng biển là hiện tượng tự nhiên phức tạp chúng được phân chia thành ba loại chính: là sóng bạc đầu, sóng thần và sóng độc.
Sóng bạc đầu: Loại sóng rất phổ biến và thường thấy trên bề mặt biển. Chúng được tạo ra do sự chuyển động của các phân tử nước biển. Khi chúng nâng lên và va chạm với nhau sẽ tạo ra hiện tượng nổ tung của thành những bọt nước trắng xóa. Độ cao của sóng bạc đầu nhỏ và có khả năng kéo dài theo thời gian. Đây là loại sóng thường thấy khi đứng ở bãi biển và không tạo ra tác động lớn đối với môi trường và con người.
Sóng thần: Dạng sóng vô cùng mạnh mẽ có khả năng gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Chúng thường xuất hiện dạng chuỗi sóng liên tiếp nhau, tạo thành một thể tích nước lớn.
Đặc biệt là sóng thần có thể có chiều cao đạt từ 20 đến 40 mét, tốc độ di chuyển có thể lên đến 400 đến 800 km/h trên biển lớn. Sóng thần này thường được hình thành do các sự kiện địa chấn như động đất hoặc có thể do phun trào núi lửa dưới biển. Tuy sống thần chỉ xuất hiện ở gần bờ biển đông nhưng hậu quả của chúng mang lại rất nghiêm trọng, gây ra những tổn thất nặng nề.
Sóng độc hay sóng sát thủ: Là dạng sóng đơn lẻ, xuất hiện bất ngờ với kích thước rất lớn. Chiều cao của sóng độc này có thể vượt quá 30 mét, chúng được tạo ra bởi quá trình tích tụ năng lượng trong đại dương trong hàng ngàn năm. Sóng độc xuất hiện thường với sức mạnh của nó đủ để gây hủy diệt và tàn phá nặng nề cho các khu vực nằm trong phạm vi tác động của chúng.
Năng lượng sóng biển là gì?
Năng lượng sóng biển là gì? Năng lượng sóng biển là loại năng lượng có gốc từ các hoạt động của sóng cho nên nguồn năng lượng của chúng là vô tận. Năng lượng sóng biển được khai thác bằng những công nghệ hiện đại giúp chuyển hóa thành các dạng điện năng khác nhau.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai các trạm phát điện sử dụng năng lượng từ sóng biển để cung cấp điện cho các khu dân cư, đặc biệt là các đảo xa bờ. Các trạm này thường có công suất từ 50kW đến 500kW. Hiện có hơn 30 quốc gia đang đầu tư và nghiên cứu công nghệ này.
Ở Việt Nam thì vấn đề sử dụng năng lượng từ sóng biển vẫn chưa chú trọng nhiều. Khu vực có tiềm năng sóng biển tốt nhất là khu vực ven biển từ Quảng Ngãi – Ninh Thuận. Tiếp đó là đến khu vực bờ biển Quảng Bình – Quảng Nam và Bình Thuận – Bạc Liêu.
Theo TS Dư Văn Toán, việc nghiên cứu và áp dụng tuabin công nghệ sóng có thể hoàn toàn thu được nguồn năng lượng từ sóng biển. Điều này mang lại nhiều lợi ích tích cực, với nguồn năng lượng vô hạn và tiềm năng lớn, mà giá thành sản xuất điện thì lại giảm, giúp đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng của con người.
Đặc điểm năng lượng sóng biển là gì?
Năng lượng từ sóng biển mang lại nguồn điện năng lớn hơn so với các nguồn năng lượng khác như mặt trời, gió…So sánh thú vị được đưa ra từ các nhà khoa học là mỗi mét vuông trên tấm pin mặt trời nhận được 0,2 đến 0,3 kW năng lượng mặt trời. Trên mỗi mét vuông tháp điện hấp thụ từ gió là 2-3 kW, thì mỗi mét vuông sóng trên bờ biển có thể nhận tới 30 kW năng lượng từ sóng biển.Tuy nhiên, năng lượng từ sóng biển cũng đi kèm với những ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Nguồn năng lượng từ sóng biển là rất dồi dào, có sẵn cả ngày và đêm, nguồn năng lượng này có thể dự đoán được. Còn đối với nguồn năng lượng mặt trời thì chỉ có thể khai thác vào ban ngày.
- Năng lượng sóng biển thân thiện với môi trường việc khai thác nguồn năng lượng này không tạo nên rào cản hay khó khăn gì đối với việc di chuyển các loại động vật thủy sinh, hải sản biển, hạn chế xói lở bờ biển.
- Năng lượng sóng biển giúp giảm bớt đi sự phụ thuộc của con người vào các nguồn nhiên liệu khác như than, dầu…vì thể góp phần bảo vệ môi trường cũng như sử dụng các nguồn nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả.
Nhược điểm
- Môi trường biển rất là khắc nghiệt, sóng và gió lớn đòi hỏi máy móc và thiết bị khai thác năng lượng sóng cần có độ bền cao. Đòi hỏi chi phí cho các thiết bị chuyên dụng và bảo trì khá cao.
- Sóng biển liên tục phát điện khi sóng đến trong khoảng 1 thời gian nhất định và sẽ không tạo ra bất cứ điện năng nào khi sóng tĩnh.
- Khi đặt thiết bị thu năng lượng sóng biển ở ngoài khơi có thể ảnh hưởng đến việc điều hướng các phương tiện lưu thông. Vị trí này có thể không được nhìn thấy hoặc không bị phát hiện bằng radar.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về Sóng biển là gì? Nguyên nhân sinh ra sóng biển là như thế nào? mà Dự báo thời tiết chia sẻ đến bạn hy vọng có thể đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Theo dõi dubaothoitiet.com.vn để xem những tin tức mới hay nhất bạn nhé.