Bão là gì? Nguyên nhân hình thành và hậu quả của bão

Bão là gì, mà mỗi năm những cơn bão đi qua đều để lại những hậu quả tổn thất nặng nề đến đời sống. Chúng ta phải hứng chịu những cơn bão đổ bộ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nhất là các khu vực ven biển. Trong bài viết này cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu về Bão là gì? Nguyên nhân hình thành và hậu quả của bão nghiêm trọng như thế nào nhé. 

Bão là gì? 

Bão là một trạng thái nhiễu hoạt động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và là loại hình thời tiết cực đoan. Các cơn bão thường đi kèm gió mạnh và mưa lớn có thể có sấm, chớp, mưa đá, vòi rồng. Bão cũng bao gồm nhiều loại như: bão tuyết, bão cát, bão giông, bão bụi, lốc xoáy. 

Cấu trúc của bão là gì?

Cấu trúc của bão bao gồm mắt bão là khu vực trời quang gió nhẹ, thành mắt bão là vùng có đám mây cao và gió mạnh, và hoàn lưu bão là nơi có dải mây gây mưa. Mắt bão thường là nơi an toàn nhất trong cơn bão, nhưng cũng có thể bị che phủ bởi mây. Cơn bão mạnh thường có mắt bão rõ rệt hơn, và bao quanh mắt là thành mắt, nơi gió thổi mạnh nhất. Nếu gặp mắt bão, cần tìm chỗ trú ẩn an toàn. Mắt bão có thể tồn tại lâu hoặc chỉ trong vài phút. Bên ngoài là hoàn lưu bão, với các dải mây gây mưa, đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ bay hơi – ngưng tụ duy trì năng lượng cơn bão.

Tùy thuộc vào từng khu vực bão hình thành, thuật ngữ “bão” có những tên gọi khác nhau: 

  • Trên Đại Tây Dương, bão hình thành được gọi là hurricanes
  • Trên Ấn Độ Dương, bão hình thành được gọi là cyclones
  • Trên Thái Bình Dương, bão hình thành được gọi là typhoons

Theo tiêu chuẩn quốc tế, phân loại bão dựa vào sức gió, là thang sức gió Beaufort và thang bão Saffir-Simpson:

  • Với sức gió dưới 63 km/h là áp thấp nhiệt đới tên tiếng Anh là tropical depression
  • Với sức gió trên 63 km/h (cấp 8) là bão nhiệt đới tên tiếng Anh là tropical cyclone hoặc tropical storm
  • Với sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to cùng với cuồng phong tên tiếng Anh là typhoon
  •  Với sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão tên tiếng Anh super typhoon

Bão là gì 
Bão là gì?

Nguyên nhân hình thành bão là gì?

Các cơn bão hình thành như thế nào trên vùng biển, xuất phát từ các vùng khí do sự chênh lệch về nhiệt độ hoặc áp suất. Khi nhiệt độ trên biển vượt quá một mức nhất định, hơi nước bắt đầu bốc lên đẩy mạnh vòng xoáy theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Áp thấp nhiệt đới dần hình thành và nếu áp thấp duy trì trên biển ấm nó có thể phát triển thành bão và có thể tăng cấp độ thành bão mạnh. Tuy nhiên, khi bão đổ bộ vào đất liền sẽ dần suy giảm và yếu dần đi. Bão hình thành khi đủ các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và động lực để tạo xoáy

Nhà khí tượng Erik Palmen (1898 – 1985) đã chứng minh rằng bão chỉ hình thành ở dải vĩ độ 5 đến 20 độ C hai bên xích đạo, nơi có nhiệt độ nước biển từ 26 đến 27 độ C trở lên và lực Coriolis để hình thành luồng gió đủ lớn trên cao để tạo xoáy cho cơn bão. Năm 1948, Palmen đưa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành của bão là nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Vùng Đại Dương có diện tích đủ lớn, với nhiệt độ mặt biển từ 26 đến 27 độ C trở lên đảm bảo nước bốc hơi nhằm cung cấp năng lượng ngưng kết cho hệ thống bão. Đồng thời vị trí hình thành bão cần có lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy. Sau Palmen, năm 1963 nhà khí tượng học Riehl bổ sung thêm hai điều kiện là sự không ổn định của không khí và một hệ thống đối lưu nhiệt đới để hoàn thiện môi trường cho sự hình thành và phát triển của bão.

Nguyên nhân hình thành bão là gì

Nguyên nhân hình thành bão là gì

Tại sao bão chủ yếu xuất hiện vào mùa Hè và mùa Thu?

Bão chủ yếu hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 ở Bắc Bán Cầu và từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau ở Nam Bán Cầu.Thời gian này được coi là mùa hè và mùa thu vì thời điểm này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão với nhiệt độ nước biển lớn, ít nhất là từ 26°C trở lên, cùng với khí quyển vùng nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra mạnh mẽ.

Người ta cho rằng bão hoạt động nhiều nhất trong thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn nhất, đó là cuối tháng 6 đối với vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu và cuối tháng 12 đối với vùng nhiệt đới Nam Bán Cầu.Trong khoảng thời gian này, nước biển có đủ thời gian để đạt đến nhiệt độ cao nhất, và đồng thời, hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới cũng đang hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của bão và áp thấp nhiệt đới.

Tác hại và hậu quả của bão gây ra là gì?

Bão thường gây mưa lớn chỉ trong một vài ngày, gây ra ngập lụt tàn phá trên diện rộng. Bão còn sản sinh ra hiện tượng lốc xoáy hay vòi rồng, những cơn gió xoáy dữ dội hết sức nguy hiểm. Sức gió cực mạnh của bão gây ra nhiều thiệt hại, tàn phá tất cả những gì trên đường đi làm cây cối ngã đổ. Khi kết hợp với thủy triều dâng gây xói mòn bờ biển làm vỡ đê bao có thể gây lụt lớn 

Mức độ thiệt hại của bão phụ thuộc vào sức mạnh và vị trí trên đất liền, vùng ảnh hưởng có thể chỉ gần bờ biển mà không gây nhiều thiệt hại, trong khi các khu vực mà bão trực tiếp tiếp xúc có thể chịu tác động nặng nề về người và của. Mức độ phá hủy cũng tùy thuộc vào vị trí tiếp xúc, với sức tàn phá mạnh hơn ở bên phải của cơn bão do tốc độ gió và năng lượng cao hơn ở đây. Ngược lại, phía bên trái thường ít tàn phá hơn do năng lượng của bão bị gió triệt tiêu nên gây ra mức độ phá hủy ít hơn.

– Trong những năm qua, Việt Nam nhiều cơn bão có sức tàn phá mạnh mẽ và gây ra thiệt hại khủng khiếp về người và tài sản: 

Bão số 4, tên gọi quốc tế là Noru vừa đổ bộ vào miền Trung Việt Nam. Được dự báo là cơn bão nguy hiểm nhất trong những năm qua. Trước cơn bão Noru, Việt Nam đã phải chống chịu rất nhiều siêu bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản

Bão số 9, tên gọi quốc tế Bão Molave, ảnh hưởng đến Philippines và Việt Nam vào tháng 10 năm 2020. Bão Molave bắt đầu từ một áp thấp nhiệt đới và đã phát triển thành cơn bão cuồng phong vào ngày 25/10 và đạt cường độ mạnh nhất vào ngày 27/10.

Ngày 28/10, bão đổ bộ Việt Nam, gây ra thiệt hại lớn ở miền Trung. Tại thành phố Quảng Ngãi, gió giật đôi khi lên đến 176 km/h, lượng mưa 24 giờ tại Sơn Kỳ Quảng Ngãi đạt mức 470 mm.

Molave và hoàn lưu bão gây mưa lớn, ngập úng, sạt lở đất, khiến cho 80 người thiệt mạng và mất tích. Thiệt hại về kinh tế của Việt Nam ước tính lên đến khoảng 10.000 tỷ đồng.

Bão số 12, tên gọi quốc tế là Bão Damrey, đổ bộ vào Nam Trung Bộ và một phần phía nam Tây Nguyên Việt Nam vào đầu tháng 11/2017. Bão đổ bộ vào các tỉnh Khánh HòaPhú Yên với sức gió cấp 11-12 giật cấp 13-14.

Bão Damrey và mưa lũ sau bão gây thảm họa cho miền Trung, khiến cho hơn 4,3 triệu người bị ảnh hưởng, với 123 người thiệt mạng và mất tích, 342 người bị thương. Hơn 4.000 ngôi nhà bị thiệt hại nặng, 11.224ha lúa và 27.301ha hoa màu bị thiệt hại, cùng với nhiều công trình đê điều và giao thông bị hư hại. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 22.700 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD).

Tác hại và hậu quả của bão gây ra là gì
Tác hại và hậu quả của bão gây ra là gì

Biện pháp phòng tránh và chống bão là gì?

Tình trạng thiên tai xảy ra bão đã tác động lớn ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Để tránh tình trạng thiệt hại do bão, lũ, lụt gây ra, việc hiểu rõ và thực hiện các biện pháp phòng tránh là rất quan trọng. Hãy cùng nhau phòng tránh bão mỗi người cần thực hiện các biện pháp phòng tránh. 

Trước khi bão xảy ra

  • Theo dõi tin tức cảnh báo bão thường xuyên
  • Gia cố và chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, xác định nơi trú ẩn an toàn
  • Dự trữ nước uống, lương thực, thuốc men, và vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày
  • Các thành viên trong gia đình có thể bị chia cắt trong một cơn bão nên lập kế hoạch liên lạc trong gia đình và thiết lập liên hệ bên ngoài khu vực 
  • Chuẩn bị bộ đồ dùng cần thiết như đèn pin, đài radio, quần áo ấm, bộ sơ cứu, nước và thực phẩm không dễ hư hỏng. 

Trong khi xảy ra bão

  • Đề phòng tai nạn từ việc đổ nhà, cây cối, cột điện, và các vật dụng bị gió thổi bay, nguy cơ điện giật
  • Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, và các vật dễ đổ
  • Nên ở trong nhà, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào, tìm nơi trú ẩn an toàn
  • Sẵn sàng đèn pin để phòng trường hợp mất điện, tránh sử dụng nến để tránh nguy cơ cháy nổ 
  • Nếu có lệnh sơ tán, mang theo đồ dùng thiết yếu và di chuyển đến nơi trú ẩn do chính quyền địa phương sắp xếp
  • Thông tin kịp thời chính xác về vị trí và tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.

Sau khi xảy ra bão

  • Tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình của thời tiết
  • Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, đặc biệt là sau bão vẫn có thể xảy ra lũ lụt.
  • Không đi đến gần các tòa nhà hư hại, ngập nước hoặc có chướng ngại vật 

Biện pháp phòng tránh và chống bão là gì
Biện pháp phòng tránh và chống bão là gì

Kết luận 

Qua bài viết này Dự báo thời tiết hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về bão là gì, bảo từ đâu mà có, bão được hình thành như thế nào và những  hậu quả nghiêm trọng của bão. Có những biện pháp phòng tránh phù hợp nhằm hạn chế được tối đa những thiệt hại do bão gây ra. Đừng quên theo dõi website dubaothoitiet.com.vn để cập nhật những bài viết  mới nhất nhé.