Bão nhiệt đới là gì? Nguyên nhân hình thành và ảnh hưởng

Bão nhiệt đới thường xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới có khả năng gây ra gió mạnh và mưa lớn. Đây là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm và có thể gây thiệt hại về người và của. Vậy bão nhiệt đới là gì? Nguyên nhân hình thành và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng ta như thế nào. Hãy cùng dự báo thời tiết tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé.

Bão nhiệt đới là gì

Bão nhiệt đới là hiện tượng có gió mạnh kèm theo mưa lớn dưới sự tác động bởi  trung tâm có áp thấp nhiệt đới. Có gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn. Phụ thuộc vào từng vị trí và cường độ bão nhiệt đới được gọi với tên khác nhau như hurricane hay typhoon (bão cuồng phong), bão nhiệt đới (tropical storm), bão xoáy (cyclonic storm), áp thấp nhiệt đới (tropical depression), hay xoáy thuận (cyclone).

Bão nhiệt đới là gì
Bão nhiệt đới là gì

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới 

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới ở những khu vực đại dương ấm áp, nơi mà nhiệt độ của nước ít nhất là 26,5 độ C. Ở những nơi này ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển. Gặp điều kiện thuận lợi của nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn và bay với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm. Và khi lên càng cao cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn đạt tới thời điểm nhất định sẽ ngưng tụ thành nước và bị làm nóng lên  không khí xung quanh do sự tỏa nhiệt của hơi nước. Với các yếu tố  là không khí, hơi nước và khí ẩm khi hút lại với nhau sẽ tạo thành tác động lực quán tính với hoàn lưu quay. 

Nguyên nhân mà bão nhiệt đới hình thành còn dựa vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s, Sau khi không khí bay lên và định hình trên tầng cao sẽ tạo thành những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí trở thành mắt bão.

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới
Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới

Điều kiện hình thành bão nhiệt đới

  • Nhiệt độ mặt nước biển phải có độ sâu hơn 50m với nhiệt độ 26,5 độ C trở lên
  • Bầu khí quyển có sự mất cân bằng ổn định
  • Từng đối lưu có độ ẩm cao 
  • Lực quán tính đủ mạnh để duy trì trung tâm áp suất thấp.
  • Độ đứt gió được duy trì cố định nơi  trung tâm áp suất  thấp.
  • Bề mặt nước biển bị xáo trộn với lực xoáy có vận tốc đủ mạnh.

Thời gian hình thành

Những hoạt động của bão nhiệt đới lên đến điểm cao vào cuối mùa hè khi nhiệt độ nước ấm nhất. Cụ thể trên toàn cầu tháng 5 là tháng hoạt động ít nhất trong khi đó tháng 9 hoạt động nhiều nhất.

Bắc Đại Tây Dương bão nhiệt đới thường xảy ra từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11, tăng mạnh vào cuối tháng 8 đến suốt tháng 10. Theo thống kê bão xảy ra nhiều nhất ở đây là ngày 10 tháng 9. Ở vùng Đông Bắc Thái Bình Dương có  thời gian hoạt động rộng hơn, tuy nhiên thời gian bão hoạt động tương tự như Đại Tây Dương.

Ở Tây Bắc Thái Bình Dương bao gồm các trận lốc xoáy nhiệt đới quanh năm, tối thiểu là vào tháng 2 và cao nhất vào đầu tháng 9. Đối với các lưu vực phía Bắc Ấn Độ, những cơn bão thường xảy ra nhất từ ​​tháng 4 đến tháng 12, với các đỉnh cao trong tháng 5 và tháng 11. 

Còn ở Nam bán cầu, các cơn bão nhiệt đới thường hoạt động bắt đầu vào đầu tháng 11 và kết thúc vào ngày 30 tháng 4. Nơi đây hoạt động cao nhất từ ​​giữa tháng 2 đến đầu tháng 3. Hầu hết tất cả hoạt động Nam bán cầu được xem từ bờ biển phía nam châu Phi về phía đông, hướng tới Nam Mỹ. Lốc xoáy nhiệt đới ít xuất hiện ở Nam Đại Tây Dương và phía đông nam Thái Bình Dương. 

Hoạt động của bão nhiệt đới

Cơn bão sau khi hình thành sẽ được tiếp thêm năng lượng khi di chuyển qua đại dương. Chúng sẽ hút không khí nóng ẩm từ những bề mặt đại dương và nhả ra không khí lạnh ở trên cao. Tuy nhiên khi bão di chuyển vào đất liền chúng sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi, từ đó giảm ngưng tụ và giảm nhiệt làm mất năng lượng. Cùng với đó do sự ma sát với địa hình gồ ghề của đất liền nên tốc độ gió cũng như độ chênh lệch thì áp suất của bão sẽ từ đó giảm dần xuống, sau đó suy yếu và tan dần đi. Cấu trúc của bão nhiệt đới sẽ bao gồm các mắt bão, thành mắt bão và dải mây mưa ở rìa ngoài.

  • Mắt bão hay được gọi với tên khác là tâm bão, thường có dạng hình tròn, đường kính khoảng 30 – 65 km. Ở khu vực tâm bão áp suất thường rất thấp, không khí sẽ bị hút càng nhanh và tốc độ gió càng mạnh đồng nghĩa với sự tàn phá của bão càng lớn 
  • Thành mắt bão là những tường mây dày bao xung quanh mắt bão, sẽ có các đám mây dông phát triển lên rất cao. Nơi đây là khu vực có gió mạnh nhất trong cơn bão. 
  • Dải mây mưa ở rìa ngoài nơi đây là khu vực chịu ảnh hưởng của dải mây mưa ở rìa ngoài thường xuất hiện mây dông dày đặc rộng từ khoảng vài km đến vài chục km và dài khoảng 80 đến 500 km. 

Hoạt động của bão nhiệt đới
Hoạt động của bão nhiệt đới

Ảnh hưởng của bão nhiệt đới 

Hàng năm bão nhiệt đới đã trở thành mối lo ngại kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề cho người dân đặc biệt là những khu vực ven biển. Mỗi một cơn bão đi qua có thể  kèm theo với triều cường tạo ra  mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng. Cùng với đó là sức gió giật của bão nhiệt đới sẽ đi cùng với cơn lốc xoáy làm cho nhiều công trình, nhà cửa, cây cối thiệt hại nghiêm trọng 

Mức độ ảnh hưởng do bão gây ra không chỉ phụ thuộc vào độ lớn mạnh của cơn bão mà còn phụ thuộc vào cách chúng đổ bộ vào, sẽ gây thiệt hại tùy theo chúng tấn công vào phía nào của khu vực nhất định. Do đó sự kết hợp giữa gió, mưa và lũ lụt do một cơn bão gây ra có thể gây ảnh hưởng nặng nề cho khu vực bão độ bộ 


Ảnh hưởng của bão nhiệt đới

Kết luận 

Trên đây là những thông tin chi tiết về bão nhiệt đới là gì? Nguyên nhân hình thành và ảnh hưởng mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những kiến thức về cơn bão nhiệt đới gây ra. Đừng quên theo dõi dubaothoitiet.com.vn để cập nhật những bài viết  mới nhất nhé.