Khí hậu Đồng Nai có đặc điểm gì? Khí hậu Đồng Nai có mấy mùa nào?

Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam Bộ, với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo cho nên có sự biến thiên mùa rõ rệt. Để hiểu rõ hơn về Khí hậu Đồng Nai có đặc điểm nào? Khí hậu Đồng Nai có mấy mùa? Cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:

Khí hậu Đồng Nai có đặc điểm gì? Khí hậu Đồng Nai có mấy mùa nào?
Khí hậu Đồng Nai có đặc điểm gì? Khí hậu Đồng Nai có mấy mùa nào?

Vị trí địa lý ảnh hưởng đặc điểm khí hậu Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, với diện tích tự nhiên 5.907,2 km². Nằm trong khoảng tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00″Đ, với vị trí địa lý như sau:

  • Ở phía đông giáp với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng
  • Ở phía tây giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương
  • Ở phía nam giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Ở phía bắc giáp với tỉnh Bình Phước.

Tỉnh Đồng Nai được xem như là cửa ngõ đi vào trong vùng kinh tế trọng điểm của Nam Bộ Việt Nam, là vùng kinh tế phát triển và năng động nhất trong cả nước. Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa có hơn 1 triệu dân và ở hai huyện Trảng Bom, Long Thành.

Trung tâm hành chính của tỉnh Đồng Nai là thành phố Biên Hòa, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1684 km theo đường Quốc lộ 1. Đây là thành phố đông dân nhất cả nước, dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà NẵngCần Thơ.

Vị trí địa của tỉnh Đồng Nai
Vị trí địa của tỉnh Đồng Nai

Những điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai

Địa hình 

Tỉnh Đồng Nai là một  tỉnh có địa hình đa dạng, có vùng đồng bằng và bình nguyên cùng với những dải núi rải rác, có xu hướng thấp dần về theo hướng Bắc Nam. Có thể phân các dạng địa hình chính cụ thể như sau:

Địa hình đồng bằng

Địa hình đồng bằng gồm có hai dạng bao gồm:

Các bậc thềm sông: có độ cao từ 5 đến 10m, hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m, dọc theo các sông tạo thành các dải hẹp có chiều rộng từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình ở đây chủ yếu là các Aluvi hiện đại.

Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: Vùng đất trũng với độ cao từ 0,3 đến 2 m, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, và có rừng ngập mặn bao phủ. 

Dạng địa hình đồi lượn sóng

Có độ cao từ 20 đến 200m gồm các đồi Bazan, bề mặt địa hình rất phẳng và thoải độ dốc từ 30 đến 80. Dạng địa đồi lượn sóng này chiếm diện tích rất lớn trong tỉnh bao trùm hết các khối bazan, phù sa cổ, đất phân bổ ở địa hình này chủ yếu các loại đất đỏ vàng và đất xám.

Dạng địa hình núi thấp

Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn có độ cao từ 200 – 800m. Địa hình này chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả những dãy núi này đều có độ cao từ 20 đến 300m, đá mẹ lộ thiên thành cụm cùng với các đá đa số là granit và đá phiến sét.

Nhìn chung thì đất ở Đồng Nai phần lớn đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 80,92% đất có độ dốc <15°, các đất có độ dốc >15° chiếm khoảng 8%. Trong đó:

Đất phù sa, đất gley và đất cát ở tỉnh Đồng Nai có dạng địa hình bằng phẳng, ở nhiều nơi có trũng ngập nước quanh năm. Các loại đất như đất đen, đất nâu, đất xám hầu hết có độ dốc<8°, đất đỏ hầu hết<15°. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao.

Hệ thống sông ngòi

Đồng Nai có hệ thống sông ngòi phong phú và rộng lớn, có nhiều sông lớn như Sông Đồng Nai, Sông La Ngà, Sông Ray, Sông Thị Vải và nhiều sông nhỏ khác. Những con sông này là nguồn tài nguyên nước quý giá cung cấp cho việc phát triển của công nghiệp và dân sinh. Nhiều người dân ở đây sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản và canh tác các mô hình trồng cây công nghiệp và cây ăn trái bên bờ sông.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của Đồng Nai rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và động vật hoang dã. 

Tài nguyên đất: Đồng Nai có diện tích đất rộng lớn, gồm 10 loại đất chính như đất phù sa ven sông, đất cát, đất đỏ, đất đá bọt, đất đen,…. phù hợp cho nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực.

Tài nguyên rừng: Rừng Đồng Nai mang đặc trưng của rừng nhiệt đới với đa dạng động thực vật, đặc biệt là vườn quốc gia Nam Cát Tiên, rừng Đồng Nai không chỉ cung cấp  gỗ quý và các loài thực vật quý hiếm, đây còn là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, gồm cả những loài động vật đang bị đe dọa.

Tài nguyên khoáng sản: Đồng Nai có nhiều loại khoáng sản quý đa dạng như vàng, thiếc, chì kẽm cùng nhiều loại khoáng sản phục vụ cho công nghiệp xây dựng như đá vôi, đá xây dựng, cát xây dựng và sét màu,…

Động vật hoang dã: Tỉnh có nhiều loài động vật hoang dã như voi rừng, hươu, báo, hổ, linh dương và nhiều loài động thực vật quý hiếm khác. Tỉnh Đồng Nai còn có các khu bảo tồn như Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai.

Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Đồng Nai
Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Đồng Nai

Đặc điểm khí hậu Đồng Nai 

Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệtmùa mưa mùa khô.

  • Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (khoảng 5 đến 6 tháng).
  • Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 đến 7 tháng). Kết thúc mùa mưa từ đầu tháng 10 đến tháng 12.

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động từ 25,7 đến 26,7 °C. Chênh lệch nhiệt độ giữa các năm không quá lớn, cao nhất giữa tháng nóng và tháng lạnh nhất là 4,2°C.

  • Mùa khô có nhiệt độ trung bình từ 25,4 đến  26,7 °C, chênh lệch giữa tháng cao nhất và thấp nhất là 4,8 °C.
  • Mùa mưa có nhiệt độ trung bình từ 26 đến 26,8 °C, so với mùa khô thì mức giao động không lớn khoảng 0,8 °C. 

Khí hậu ở Đồng Nai có lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Lượng mưa lớn nhất ở huyện Tân Phú, phía bắc huyện Định Quán, huyện Vĩnh Cửu, trên 2.500mm/năm.

Mùa khô có tổng lượng mưa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 đến 88% lượng mưa của năm. Phân bố lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống phía Nam và từ giữa ra hai phía Đông và Tây của Đồng Nai. 

Đặc điểm khí hậu Đồng Nai 
Đặc điểm khí hậu Đồng Nai

>>>Xem thêm: Khí hậu Gia Lai như thế nào? Mùa nào đẹp nhất?

Đồng Nai mùa nào đẹp nhất? Nên đi Đồng Nai vào thời gian nào?

Khí hậu tỉnh Đồng Nai đặc trưng với thời tiết ôn hòa quanh năm, nên bất kỳ thời điểm nào trong năm đều đẹp. Tuy nhiên nếu bạn muốn tham quan những vườn cây trái ngọt đẹp của vùng này nên tới vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8. Lúc này trái cây sẽ chín rộ như sầu riêng, bưởi, chôm chôm…mang lại cảm giác tuyệt vời cho du khách. 

Nếu bạn đi vào thời điểm tháng 5 đến tháng 8 là mùa mưa, bạn sẽ chiêm ngưỡng những những con suối tuyệt đẹp và thư giãn trong không gian hòa mình vào thiên nhiên. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Khí hậu Đồng Nai có đặc điểm gì? Khí hậu Đồng Nai có mấy mùa nào? Hy vọng qua bài viết của Dự báo thời tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khí hậu của vùng đất này. Hãy theo dõi dubaothoitiet.com.vn để cập nhật tin tức mới nhất nhé.